Chú thích Trận_Định_Tường_(1861)

  1. Vương Hồng Sển viết: "Đếm ra lực lượng bên quân đội Pháp (quân của Bourdairs) lên đến 99 người, không kể súng dưới tàu, súng đoàn bộ binh gồm 18 súng đại bác, trong số đó có 6 cây ngắn". (Sài Gòn tạp pín lù, tr. 357)
  2. Sách Lịch sử lớp 11 (nâng cao) ghi Định Tường mất ngày 12 tháng 4 năm 1861 (Nhà xuất bản Giáo dục, 2007, tr. 225), một bài viết trên website Bến Tre ghi ngày 15 tháng 4 năm 1861 .
  3. 1 2 Việt sử tân biên(quyển 5, tập thượng), tr. 131.
  4. Căn cứ theo các sách sau:
    • Lịch sử Việt Nam (1858-cuối XIX): Charner muốn làm chủ Định Tường vì đây là tỉnh giàu có vị trí then chốt trong hệ thống giao thông thủy, và cũng vì muốn cắt luồng vận chuyển lúa gạo từ nơi này ra Huế (tr. 47).
    • Tướng De Genouilly, trong báo cáo gửi về Bộ hải quân Pháp ngày 29 tháng 1 năm 1859, đã viết: khi chiếm được Nam Kỳ, ta sẽ ngược sông Cửu Long tiến chiếm luôn Vương quốc Căm Bốt (tr. 34).
    • Léopold Pallu: Thành Mỹ Tho kiểm soát hết sông Tiền và các đường thủy đổ vào sông này. Do đó thành có một vị trí chiến lược quan trọng. Hơn nữa Mỹ Tho còn là vựa thóc lại vừa là thị trường lúa gạo quan trọng (Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ 1861, bản tiếng Việt, tr. 155).
    • Trần Trọng Kim: Charner có sai người đưa thư sang cho vua Cao Miên là Norodom (Nặc Ông Lân), đại lược nói rằng: chủ ý của Pháp định lấy đất Gia Định làm thuộc địa, và nay mai sẽ lấy Mỹ Tho (Định Tường) để cho tiện đường lưu thông với nước Cao Miên (Việt Nam sử lược, tr. 493)".
    • Việt sử tân biên: Ở phía Nam, quân ta (quân Việt) vẫn xuất phát ở tỉnh này, đánh phá quân Pháp (Việt sử tân biên, quyển 5, tập trung, tr.129).
    • H. Abel: Sáu tỉnh Nam Kỳ (mà trong đó có Mỹ Tho là vựa lúa lớn) có khả năng cung cấp dễ dàng 80.000 tấn gạo trắng cho xuất khẩu. Lượng gạo này chính là nền tảng, là căn bản cho hoạt động thương mại của chúng ta, trong khi chờ phát triển các loại canh tác khác. Trước kia, 8-9/10 số gạo này hàng ănm được chở ra Huế và các tỉnh phụ cận kinh đô, cung cấp cho binh lính ở Huế và gia đình các quan chức ăn lương. (Khi chúng ta có mặt ở đây) triều đình Huế tiếc ngơ ngẩn vì đã đánh mất vựa lúa gạo này (La question de Cochinchine au poit de vue intérêts français, Paris, 1864. Dẫn lại theo Nguyễn Phan Quang, Việt Nam thế kỷ XIX, tr. 372)
  5. Léopold Pallu ghi Bourdair mang cấp bực Đại úy.
  6. Theo Léopold Pallu, Histoire de L’Expédition de Cochinchine en 1961, tr. 131.
  7. Đập ngăn ở đây thường là những thân tre, thân cau vạt nhọn cắm dày và sâu, cùng nhiều sọt đá nằm dưới đáy kênh. Riêng ở đập thứ 5 và 6 có neo 25 chiếc bè chất đầy lưu quỳnh cùng bùi nhùi và xác một chiến thuyền do quân Việt cố ý đánh đắm.
  8. Cấp bậc của Desvaux, Vương Hồng Sển ghi là Trung tá Hải quân, Sách của Léopold Pallu (bản tiếng Việt) dịch là Đại úy Hải quân.
  9. Cấp bậc của Le Couriault du Quilio, Vương Hồng Sển ghi là Đại tá Hải quân. Sách của Léopold Pallu (bản tiếng Việt) dịch là Đại úy Hải quân.
  10. Chép theo Léopold Pallu (tr. 136). Từ Phó vương ở đây, Vương Hồng Sển dịch là quan Kinh Lược kèm theo câu hỏi: Ám chỉ Phan Thanh Giản chăng? (Sài Gòn tạp pín lù, tr. 359)
  11. Léopold Pallu, Histoire de L’Expédition de Cochinchine en 1961, tr. 141-142.
  12. Đoạn này tác giả Léopold Pallu gọi cấp bậc của Bourdais, khi thì Trung tá, khi thì Thiếu tá. Ở sử Việt, trước sau đều gọi là Trung tá.
  13. Tại Bến Chùa (Trung Lương), pháo hạm Monge đã bị trúng ba quả thần công của quân ta, Trung tá Bourdais và 5 thủy thủ bỏ mạng vào chiều ngày 10 tháng 4 năm 1861 . Theo GS. Nguyễn Phan Quang, người bắn chết Bourdais là Quản Tu (sách ở mục tham khảo, tr. 279)
  14. Chữ dùng của Léopold Pallu, bản tiếng Việt, tr. 151.
  15. Tên ghi theo . Sách Hỏi đáp lịch sử (tập 4, tr. 53-54), ghi tên là Nguyễn Quang Duy và Tôn Thất Tuân.
  16. Theo
  17. Léopold Pallu, bản tiếng Việt, tr. 156.
  18. Theo bài Quân Pháp đánh chiếm Định Tường và Gò Công trên Website Tiền Giang
  19. Việt sử tân biên, tr. 132.
  20. Việt Nam thế kỷ XIX (1802-1884), tr. 278-279
  21. Paul Vial: Histoire de la Cochinchine, tr. 112-113 (Dẫn lại theo Tổng tập do Trần Văn Giàu soạn. Nhà xuất bản QĐND, 2006, tr. 94).